Chủ nghĩa dân tộc là một đề tài hết sức rộng, phức tạp, đã và vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Các bài viết và bản dịch trong số tạp chí talawas mùa Thu 2009 chỉ có thể đề cập tới một số khía cạnh, với hi vọng sẽ mở ra những đóng góp và thảo luận mới, đặc biệt về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.
Để số chuyên đề này tới được với độc giả, không thể không nhắc đến những đóng góp và sự ủng hộ của nhiều tác giả và dịch giả. Trước hết, chúng tôi trân trọng cảm ơn Giáo sư Vũ Tường, người viết bài giới thiệu hết sức công phu cho cả số tạp chí, đồng thời là tác giả của một tiểu luận và cũng là người mời được hai tác giả Kenneth T. So và Sophal Ear tham gia viết bài. Chúng tôi cũng xin vô cùng cảm ơn các tác giả Sophal Ear, Chris E. Goscha, Charles Keith, Lê Hải, Kenneth T. So, Trần Anh, cùng các dịch giả Đông Hiến, Hồng Tuấn, Nguyễn Việt, Phạm Minh Ngọc, Phạm Văn, Trần Ngọc Cư và Trịnh Lữ đã dành rất nhiều thời gian và công sức cho số tạp chí này.
Chúng tôi mong nhận được nhiều phản hồi từ độc giả.
Những người phụ trách: Hoài Phi, Vy Huyền
red@talawas.org, toasoantalawas@yahoo.de
Có cần phải chứng minh rằng chủ nghĩa dân tộc là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong lịch sử hiện đại Việt
Nam? Hàng triệu người Việt đã hy sinh vì độc lập dân tộc trong thế kỷ 20. Dưới khẩu hiệu “Không có gì
quý hơn độc lập tự do,” hay “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, người Việt đã chiến đấu
gần như liên tục trong gần nửa thế kỷ với người Nhật, người Pháp, người Mỹ, người Trung Hoa, người
Cam Bốt, và với cả đồng bào khác ý thức hệ của mình... bản PDF »
Byron đã có dùng đến từ tiếng Pháp LONGUER theo nghĩa ‘dài dòng chán ngắt’ ở đâu đó và nhân tiện nói
rằng chả biết làm sao trong tiếng Anh lại không có cái TỪ ấy, mặc dù cái SỰ ‘dài dòng chán ngắt’ thì
chúng ta có đầy rẫy. Cũng như vậy, đầu óc con người có một thói quen phổ biến tác động đến cách nghĩ
của chúng ta về hầu hết mọi chuyện, mà chúng ta vẫn chưa cho nó một cái tên gọi nào. Khi tìm ví dụ
cho hiện tượng này, tôi đã chọn từ ‘nationalism’ – chủ nghĩa dân tộc –, nhưng bạn đọc sẽ thấy ngay rằng
tôi không dùng nó với nghĩa thông thường, vì cái cảm xúc mà tôi đang nói đến bằng cái từ ấy không phải
lúc nào cũng gắn với cái gọi là một dân tộc – nghĩa là một giống người hoặc một vùng địa lý riêng biệt.
Nó có thể gắn với một giáo hội hoặc một giai cấp, hoặc có thể mang một nghĩa tiêu cực đơn thuần là
CHỐNG LẠI một cái gì đó mà không cần phải có bất kỳ một đối tượng trung thành tích cực nào... bản PDF »
Chữ tiếng Anh nationalism có thể dịch sang tiếng Việt là “chủ nghĩa dân tộc” theo cách hiểu thiên về
chính trị, hoặc “tư tưởng dân tộc” nếu xét từ góc độ học thuật và tiến trình văn hoá, như nền của bài viết
này. Thế nhưng, ngay từ đầu cách dịch đó đã có vấn đề vì chắc chắn nhiều độc giả muốn thay chữ “dân
tộc” bằng chữ “quốc gia” - chữ cũng sẽ được dùng song song, không chỉ riêng vì lý do dịch thuật hay
ngữ nghĩa, nội dung. Về cơ bản, trong tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ châu Âu, kết cấu -ism khi nối tiếp
vào đuôi một từ gốc sẽ tạo ra từ mới với nghĩa là một chủ nghĩa, một trào lưu hay một hệ tư tưởng, một
lối tư duy nào đó mới được đặt tên1. Thêm vào đó, từ gốc nation có thể hiểu/dịch theo nhiều kiểu khác
nhau, như một dân tộc, một quốc gia, hay một nguồn gốc, một phát sinh như bắt đầu từ chữ Latin natio
hay nascere. Đó là chưa kể cách dùng tạm, không tập trung nhiều vào ngữ nghĩa như trong bài viết này,
mượn chữ thường gặp nhất – “chủ nghĩa dân tộc” - để diễn tả nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau,
và cùng lúc cũng dùng các biến thể khác nhau của nó để chỉ có khi là cùng một khái niệm và cách hiểu
đơn lẻ. Từ ngữ là thành phần cơ bản của ngôn ngữ - sản phẩm thường gặp nhất của văn hoá, cho nên
bản thân cũng là một biến số của lịch sử, mà những khái niệm khác nhau của chủ nghĩa dân tộc cũng
chính là những dấu vết lịch sử của quá trình tiến hoá đó, cả trong phạm vi một giai đoạn, một quốc gia
lẫn mở rộng ra cả thế giới và lịch sử loài người. Theo cách hiểu hậu hiện đại thì nó cũng chính là lịch sử
một giai đoạn tìm kiếm và trưởng thành của chính người viết bài này, có thể tạm coi là những thông hiểu
(understanding) đã chắt lọc và tích luỹ lại được sau hơn mười năm tìm hiểu và nghiên cứu. Tìm hiểu để
định nghĩa khái niệm chủ nghĩa dân tộc cũng là một cách để trả lời câu hỏi Ta-là-was, trong bối cảnh bản
sắc đang là đề tài được quan tâm hàng đầu trong trào lưu deconstructionism của thời hậu hiện đại rồi
đến reconstructionism của thời sau hậu hiện đại... bản PDF »
Hiếm khi các công trình nghiên cứu về quốc tế học, lịch sử thực dân và nghiên cứu Đông Nam Á (tuy có
nhiều hơn các chuyên ngành khác) đề cập đến những mối liên hệ giữa các cộng đồng bản xứ ở châu Á
trong thời kỳ thực dân.
Các nhà nghiên cứu lịch sử thuộc địa và hậu thuộc địa thường chú trọng vào mối quan hệ lưỡng cực giữa
một bên là thực dân Tây phương – bên cai trị, và bên kia là những người bản xứ - bên bị cai trị.
Các chuyên gia về quan hệ quốc tế hiển nhiên là quan tâm hơn đến các quốc gia có chủ quyền trong giai
đoạn đó, như nhà nước Đông Dương thuộc Pháp hay Ấn Độ thuộc Hà Lan, hơn là những nhóm người bản
xứ không có chính quyền cấp quốc gia... bản PDF »
Tiểu luận này khảo sát vị trí của các giám mục người Việt đầu tiên trong nền chính trị và xã
hội Việt Nam vào những năm cuối giai đoạn thuộc địa. Nó cũng xem xét sự thăng tiến của một số nhân
vật có nhiều ảnh hưởng trong bối cảnh của sự suy giảm của Giáo hộ truyền giáo, sự thúc đẩy của Vatican
cho việc hình thành Nhà thờ dân tộc ở châu Á và những thay đổi về định chế cũng như văn hoá của Giáo
hội Thiên chúa giáo Việt Nam giữa hai cuộc Thế chiến. Từ đó, bài viết đã khảo sát mối liên hệ giữa đức
tin và chính trị trong nước Việt Nam thuộc địa, chỉ ra những thay đổi trong giáo hội Thiên chúa giáo Việt
Nam phản ảnh sự bất hoà ngày càng gia tăng giữa chính quyền thuộc địa và những mối quan hệ ngày
càng lớn hơn với giáo hội Thiên chúa giáo toàn cầu như thế nào. Điều này giúp giải thích vai trò của Nhà
thờ trong xã hội Việt Nam sau khi nước này giành được độc lập... bản PDF »
Năm 1948, nội chiến bùng nổ giữa các Đảng Cộng sản và các Đảng phái quốc gia không cộng sản ở các nước Đông Nam Á có phong trào cộng sản mạnh (Burma, Mã Lai và Indonesia). Ở Việt Nam, nội chiến bắt đầu chậm hơn một thập niên, và năm 1950 thường được coi là năm bản lề khi hai phe trong Chiến tranh Lạnh công nhận hai chính phủ đối nghịch Bảo Đại và Hồ Chí Minh. Cho đến nay, các sử gia Chiến tranh Lạnh đã coi nhẹ tầm quan trọng của năm 1948 đối với Đông Dương. Dựa trên tài liệu mới, bài báo này chỉ ra những biến chuyển then chốt về chính trị bên trong phong trào dân tộc Việt Nam vào năm 1948. Đó là kết quả tổng hợp của những tiến triển cuối 1947 và đầu 1948, bao gồm các thay đổi chính trị trên thế giới, trong mối quan hệ Pháp-Việt, và trong quan hệ giữa các lãnh tụ cộng sản và không cộng sản trong nhà nước Việt Minh. Đến cuối năm 1948, lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương đã bắt đầu đặt mục tiêu đấu tranh giai cấp và xã hội chủ nghĩa ngang với mục tiêu độc lập dân tộc. Khối liên hiệp dân tộc từng dẫn dắt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đã bị phá vỡ vào năm 1948, dù cho phải nhiều năm sau nội chiến mới bùng nổ. Do đó, cũng như ở nhiều nơi khác tại Đông Nam Á, năm 1948 đánh dấu một giai đoạn mới: khởi đầu cho kết thúc của thời kỳ ‘mặt trận đoàn kết’
và sự hợp tác của cộng sản với với những người quốc gia không cộng sản... bản PDF »
Đã có nhiều sách vở nói về chủ nghĩa chánh trị của cộng sản tại Việt Nam từ những ngày còn là Đảng
Cộng sản Đông Dương và mặt trận Việt Minh, đến chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH, 1954-
1975) ở miền Bắc, và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN, 1976-hiện tại) thống nhứt hai
miền Nam Bắc. Nhìn từ cuối thập niên đầu của thế kỷ 21, chiến thắng của cộng sản dễ làm ta quên rằng
Việt Nam trong thế kỷ 20 từng là chính trường tranh chấp sôi nổi của nhiều lý tưởng khác nhau, và chủ
nghĩa cộng sản chỉ là một trong nhiều lựa chọn chính trị khi đó. Ngay từ giữa thế kỷ 19, người Việt đã
thành lập nhiều tổ chức ái quốc chống thực dân Pháp và hô hào cải cách xã hội. Các tổ chức này cạnh
tranh khốc liệt vì phe nào cũng muốn giành vai trò lãnh đạo chính trị, từ đó dẫn đến những xung đột ý
thức hệ gay gắt. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về Việt Nam, giới hàn lâm thường tập trung nghiên cứu phe
cộng sản và không mấy chú ý tới các lực lượng đối lập. Hành động (dù vô tình hay cố ý) này cũng đồng
nghĩa với việc xoá trắng một phần quan trọng trong lịch sử chánh trị Việt Nam hiện đại. Tiểu luận này sẽ
xem xét một trong các tổ chức quốc gia đối lập với thể chế cộng sản, mong phần nào bổ khuyết những
khoảng trống bị giới học giả lãng quên đó... bản PDF »
Từ thời cận đại đến nay, chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam đã trải qua quá trình diễn biến từ chủ
nghĩa ái quốc đến chủ nghĩa bá quyền khu vực. Chủ nghĩa dân tộc từng khích lệ nhân dân Việt Nam hoàn
thành việc thống nhất đất nước, thực hiện giải phóng dân tộc. Nhưng mặt trái của nó – sự bành trướng –
cũng khiến cho Việt Nam đẩy mạnh chủ nghĩa bá quyền khu vực, gây ra những tai hại to lớn cho nhân
dân các quốc gia chung quanh và cả nhân dân Trung Quốc. Vì vậy, chúng ta cần phải thận trọng trong
đối xử với chủ nghĩa dân tộc, cần nhận thức được tác dụng hai chiều của chủ nghĩa dân tộc, dẫn dắt và
sử dụng nó một cách hợp lí. Sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc yêu cầu người ta vừa biết bảo vệ ý thức
tự giác dân tộc, vừa phải chú ý đến lợi ích của các quốc gia khác, như vậy mới phù hợp với phương
hướng phát triển của xã hội loài người... bản PDF »
Chủ nghĩa li khai dân tộc ở Tây Nguyên Việt Nam là một trong những vấn đề dân tộc của Việt
Nam. Nguyên nhân của nó chủ yếu là nhân tố lịch sử, nhân tố kinh tế, nhân tố di dân, nhân tố tôn giáo,
và nhân tố nước ngoài... bản PDF »
Người ta nói, “Để hiểu người khác, trước tiên bạn phải hiểu chính mình”. Chúng tôi tin rằng đối với
những người ngoại quốc muốn hiểu người Khmer, biết tiếng Khmer và sống ở Cam Bốt1 là cần thiết
nhưng vẫn không đủ. Tính cách Khmer [Khmerness] là một phạm trù rộng lớn hơn ngôn ngữ và kinh
nghiệm sống ở Cam Bốt. Tính cách Khmer là nói tiếng Khmer, hiểu thành ngữ Khmer, thưởng thức câu
nói đùa Khmer cùng những điểm ý nhị của nó, và yêu thích âm nhạc cùng thi ca Khmer. Đó là sự cảm
nhận cùng chia sẻ với người Khmer sống ở Cam Bốt. Là người Khmer không phải là đồng nghĩa với Pol
Pot. Những việc làm của Pol Pot hoàn toàn phản lại tâm hồn Khmer. Một người Khmer là người hãnh diện
với di sản nền văn minh Angkor đã để lại... bản PDF »
Từ lâu, Nam Hàn vẫn cảm thấy nhiều thành tựu của họ không được thừa nhận đủ: chỉ trong mấy thập
niên họ đã xây dựng nên một cường quốc kinh tế từ những đổ nát tàn khốc của chiến tranh, và sau
nhiều năm dưới chế độ cai trị độc tài họ đã tạo dựng được một nền dân chủ đầy sức sống thuộc loại bậc
nhất ở Á châu.
Giờ đây, một phụ nữ Nam Hàn 75 tuổi, bà Lee Ki-nam, cương quyết làm cho thế giới thừa nhận họ hơn
nữa bằng một món hàng xuất cảng khác thường: mẫu tự Đại Hàn. Bà Lee dùng tài sản kiếm được trong
ngành địa ốc, cố đem mẫu tự Đại Hàn đến những nơi người địa phương thiếu hệ thống chữ viết bản xứ
để ghi lại ngôn ngữ của họ... bản PDF »
Hãy gọi sự kỳ thị dành cho người dân tộc Uighur là một cuộc thanh tẩy chủng tộc (ethnic cleansing) có
đặc tính Trung Hoa.
Trong hai thập niên vừa qua, các quan lớn cộng sản Trung Quốc đã cố vận dụng chủ nghĩa dân tộc nhằm
lấp liếm tính chính đáng đầy nghi vấn (dubious legitimacy) của chế độ. Bằng cách biến mọi sai phạm của
Trung Quốc thành một sự xúc phạm do người nước ngoài gây ra, chế độ Bắc Kinh đã tạo được một cảm
thức “Trung Quốc là trên hết” (China Uber Alles), xin mượn cụm từ của một chế độ đã bị vùi sâu vào dĩ
vãng.
Biến chứng của chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa kiểu mới là một dạng kỳ thị chủng tộc độc hại. Nói chính
xác hơn, đó là óc kỳ thị chủng tộc của người Hán Hoa... bản PDF »
Phóng chiếu kinh nghiệm lịch sử của mình lên phần còn lại của thế giới, người Mỹ không mấy coi trọng
vai trò của chủ nghĩa dân tộc trong sinh hoạt chính trị. Dẫu sao, tại Hoa Kỳ, dân chúng đủ mọi nguồn gốc
chủng tộc đang sống kề vai sát cánh bên nhau tương đối hoà bình. Nội trong vòng hai, ba thập niên sau
khi đến Mỹ, bản sắc dân tộc của người nhập cư trở nên phôi pha xuyên qua quá trình hội nhập văn hoá
và hôn nhân dị chủng. Chắc chắn, hiện tượng này cũng xảy ra ở nhiều nơi khác... bản PDF »